Nội dung chính:
Gương mặt người có căn tu mang một số đặc điểm riêng mà chúng ta có thể nhận biết được. Cùng tìm hiểu ngay tướng người có căn tu trong bài viết sau.
Người có căn tu là gì
Người có căn tu là người có căn duyên với Phật. Căn là gốc, rễ, tu là sửa đổi. Căn tu là phần phước đã được tu tập từ kiếp trước, lưu giữ để lại phần phúc đến đời này. Căn nghiệp của mỗi người là khác nhau. Bởi vì, mỗi người đến kiếp này đều mang quả ngọt và trái đắng. Do vậy, phước báo của từng người là khác nhau, trình độ khác nhau, tập khí cũng không giống nhau.
Một người có căn tu sẽ thường có các đặc điểm sau:
- Tâm hướng thiện
- Thông minh, tài trí
- Cảm nhận được với những thứ tâm linh
- Hay mơ thấy chùa, Phật
- Cảm thấy thanh tịnh, thân thuộc khi tiếp xúc với các tu sĩ, tăng nhân tu Phật, hương đồng
Nếu xét theo Nhân tướng, cũng có một số đặc điểm nhận dạng tướng người có căn tu như sau:
Gương mặt người có căn tu
Đường Thái dương huyệt nhô cao
Phần xương Thiên thương nhô lên kết hợp thêm ánh mắt lanh lợi thường là những người có giác quan thứ sáu, cô đơn và thường có căn quả, thích xuất gia tu hành nhưng dễ bị phá tướng.
Tướng trán người có căn tu
Đường chân tóc ở giữa trán hơi lõm sâu vào cho thấy chủ nhân là người nên làm công việc có liên quan đến tôn giáo.
Ấn đường người có căn tu thường sáng sủa, nổi rõ. Trên Ấn đường nếu có nốt ruồi màu màu đỏ hoặc đen bóng cho thấy chủ nhân rất có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực tôn giáo và triết học.
Tướng tai người có căn tu
Tướng tai rất quan trọng khi xem tướng người có căn tu. Những người sở hữu đôi tai có phần dái tai to và trĩu xuống thì từ nhỏ tâm an, sớm tiếp xúc với nhà Phật. Trải qua quá trình tu tập càng dài thì dái tai cũng ngày một dài hơn. Người có tai lớn, vững chãi mà dái tai dài, hướng về phía miệng thị lại càng tốt.
Tướng lông mày người có căn tu
Lông mày mọc thành từng cụm dạng vòng xoáy cho thấy chủ nhân có cuộc sống cô độc, có tướng xuất gia để trở thành Phật tử.
Hai đầu lông mày chạm gần xuống hai đầu mắt còn gọi là La kết Nhật Nguyệt giao. Tướng mày này không tốt cho sức khỏe của chủ nhân, đặc biệt giai đoạn 30 – 40 tuổi. Nhưng nếu xuất gia, tu hành có thể tránh được kiếp nạn này.
Lông mày La Hán: tướng mày này còn được gọi là tướng mày nhà sư vì đây là tướng mày thường thấy ở các tượng la hán trong chùa, cũng là tướng mày thường gặp của các nhà sự. Đặc trưng của lông mày La Hán là phần thân rộng, ngắn, phần đuôi trễ xuống. Chủ nhân của dạng lông mày này rất thích hợp để xuất gia tu hành.
Tướng mắt người có căn tu
Tuy hình thái mắt mỗi người mỗi khác, nhưng người có căn tu mắt thường có lòng đen lòng trắng phân mình, tròng đen lớn và ánh nhìn hiền hòa. Thần mắt sáng nhưng không lộ mà thu vào trong, hài hòa như mặt nước.
Tướng giọng nói người có căn tu
Người có giọng nói tốt thường được chia thành hai loại: Một là người nhỏ mà tiếng lớn, hai là người có giọng trầm ấm nhưng vang vọng, rõ ràng. Đây đều là tướng giọng nói thường thấy ở người có căn tu.
Một số đặc điểm khác ở người có căn tu
- Trên người có các vết đốm, vết bớt, nốt ruồi tạo thành hình thất tinh, hoặc hình của các chòm sao.
- Các bộ phận trên thân thể người có căn tu đều phân chia âm – dương tách biệt rõ ràng. Chẳng hạn như xét đế bàn tay, khi nắm hai tay lại với nhau 2 mặt âm dương của bàn tay là lòng bàn tay và mu bàn tay ngay lập tức hiện lên ranh giới rõ ràng giữa trắng và hồng.
- Đường chỉ tay trí tuệ cong xuống như hình chỉ C. Chữ C này càng cong chứng tỏ kiếp trước tu càng chính quả, để lại phần phước cho kiếp này. Bàn tay đặc biệt này thường thấy ở những người tu hành, các sư thầy,…
Lưu ý: Tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát các bộ phận trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.
Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:
Facebook: facebook.com/pagenhantuong
Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong