Nhìn móng tay đoán bệnh ở tim gan phổi

0

Qua nhìn móng tay, chúng ta có thể đoán biết tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như nhận biết các bệnh về: tim, phổi, tuyến giáp, thần kinh, … Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Ý nghĩa của móng tay với sức khỏe

Ngoài xem tướng móng tay đoán tính cách, người ta còn quan sát móng tay để đoán biết tình trạng sức khỏe và bệnh tật. Hippocrate – cha đẻ của Y học phương Tây cho rằng móng tay có một giá trị rất lớn trong việc chuẩn đoán bệnh lý. Các sách y học cổ xưa cũng có vài chương ghi chú về vấn đề này.

Ngón tay liên quan đến các bộ phận chính của cơ thể như sau:

  • Ngón cái liên quan đến chức phận của não thùy
  • Ngón trỏ liên hệ đến gan
  • Ngón giữa liên hệ đến ruột, dạ dày
  • Ngón áp út liên hệ đến tim và phổi
  • Ngón út liên hệ đến gân, cơ bắp, thần kinh hệ

Giới y học cũng chỉ định thời gian từ phao móng tay đến đầu móng tay như sau:

  • Ngón cái: 140 ngày
  • Ngón trở, giữa, áp út: 124 ngày
  • Ngón út: 121 ngày

Căn cứ vào sự nảy nở, dấu hiệu trên móng tay để suy đoán bệnh có thể trong bốn hay năm tháng về sau. Điều đáng ghi nhận là khi bệnh phát thì móng tay sẽ ngưng mọc. Khi bệnh hoành hành thì móng tay sẽ chùng lại, vì thế mới có vết gờ nhô lên.

  • Vết gờ nằm dưới móng tay thì mới vừa bị bệnh
  • Vết gờ nằm giữa móng tay thì bị bệnh cách 80 ngày
  • Vết gờ nằm trên móng tay thì bị bệnh cách 160 ngày

Móng tay của người bình thường

Một móng tay bình thường có chiều dài trung bình từ 12 đến 13mm, còn chiều ngang thì thay đổi theo từng ngón một. Bàn tay dài có móng tay dài cũng là điều thường thấy. Rễ móng thường mọc sâu vào bên trong, thân móng cũng phát triển theo cùng một mức độ. Ngón trỏ có một vết trăng hình lưỡi liềm dài 1-3mm.

Móng tay của người bị bệnh

Móng tay của người bị bệnh ở tim, phổi

Người mắc bệnh tim, phổi trong giai đoạn mắc bệnh thường có dạng móng tay hippocrate – ngón tay dùi trống. Ngón tay này được nhận biết thông qua các đặc điểm sau:

  • Móng tay phát triển lớn hơn bình thường
  • Hình dáng như một chiếc thìa úp ngược
  • Có xu hướng cong xuống đáng kể, móng tay mọc lồi
  • Đầu ngón tay có xu hướng sưng tấy và chuyển sang màu đỏ
  • Giường móng trở nên mềm, tạo cảm giác xốp khi ấn lên móng.
  • Xuất hiện nếp nhăn của móng và da
Móng tay hippocrate - ngón tay dùi trống thường thấy ở người bệnh tim, phổi
Móng tay hippocrate – ngón tay dùi trống thường thấy ở người bệnh tim, phổi

Người ta bắt gặp dạng móng tay này rất nhiều ở những người mắc bệnh lao phổi, sưng phổi, đau tim kinh niên. Móng tay Hippocrate có thể so sánh với mặt kính đồng hồ vì nó tròn và có một vế trắng hình lưỡi liềm to.

Một dạng móng tay khác cũng thường gặp ở những người mắc bệnh phổi đó là móng tay dài, hẹp, nhìn nghiêng lồi giống như móng vuốt của thú vật. Chúng ta thường gặp những móng tay như vậy nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài.

Người có móng hình bầy dục ngắn và không có vành trắng lưỡi liềm thì nên đề phòng mắc bệnh tim.

Móng tay của người bị bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy

Những người mắc bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy thùng thường có móng tay thiếu vẻ bóng và có vạch trên đó.

Người có tuyến trạng phát triển quá mức thì lại có dạng móng tay hẹp, bóng và có vết trắng hình lưỡi liềm to, đục.

Móng tay của người có cơ quan sinh dục bị suy nhược

Người có cơ quan sinh dục bị suy nhược thì móng tay mỏng, dễ gãy, yếu và phát triển rất chậm, đôi khi chúng rất mềm và có dạng như cái quạt.

Móng tay của người bị bệnh thần kinh

Nhiều nhà nghiên cứu dã nhận thấy người bị bệnh tâm thần có móng tay phát triển quá mức. Tuy nhiên, các đặc điểm nhận dạng chính xác căn bệnh này còn nhiều tranh cãi nên tạm thời tôi sẽ không đưa lên bài viết.

Móng tay của người bị yếu thần kinh

Những người bị yếu thần kinh thì móng tay không phát triển mà có chiều hướng kém phát triển. Người bị yếu thần kinh cũng hiếm khi xuất hiện hình trăng lưỡi liềm ở bàn tay và thường có móng tay phẳng hơn là cong, móng mất đi vẻ bóng thường lệ.

Loại móng rộng và cụt, không có vết trăng lưỡi liềm rất thường gặp ở người bị yếu thần kinh. Những người bị đau thần kinh nhẹ cũng có dạng móng này.

Móng tay của người mắc bệnh cấp phát và bệnh ngoại thương

Khi móng tay của chúng ta xuất hiện những đường beau – Các vết hằn hoặc rãnh chạy ngang trên móng tay thì đó là dấu hiệu có khả năng mắc các bệnh sốt đỏ da, bệnh thương hàn, bệnh cúm, bệnh ngoại thương (gãy tay, gãy chân). Đường beau xuất hiện ở rễ ngón tay và mỗi ngày một tiến lên trên và cho đến đúng 160 ngày thì biến mất. Như vậy khi nhìn theo chiều dọc thì móng tay có hình dợn sóng.

Đường beau - dấu hiệu mắc bệnh cấp phát và bệnh ngoại thương
Đường beau – dấu hiệu mắc bệnh cấp phát và bệnh ngoại thương

Khi vừa mắc bệnh thì tế bào dưới móng tay ngưng phát triển làm xuất hiện đường beau. Vì đường beau di chuyển dần từ dưới lên trên nên ta có thể đoán biết chính xác lúc nào thì bị bệnh.

  • Nếu xuất hiện ở 1/3 móng (kể từ phao ra) thì đây là biến chứng xảy ra từ sáu đến bảy tuần.
  • Nếu xuất hiện ở 2/3 móng là biến chứng xảy ra từ 12 – 14 tuần
  • Dấu hiện xuất hiện ở phần cuối móng là biến chứng xảy ra từ 18 – 21 tuần.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những cơn khủng hoảng thần kinh cũng làm xuất hiện đường beau.

Móng tay của người đau ruột và bị phong thấp

Trên móng tay xuất hiện những đường dọc là dấu hiệu bạn dang mắc bệnh về ruột hoặc phong thấp. Chúng sinh ra từ những bệnh kinh nên xuất hiện xuất hiện rất lâu trên móng tay, có khi tới hàng năm. Hễ còn bệnh là chúng hiện diện.

Móng tay của người đau ruột và bị phong thấp
Móng tay của người đau ruột và bị phong thấp

Trong trường hợp bệnh nặng, những đường dọc này phân nhánh ở đầu. Triệu chứng này thường gặp vào nửa đời người (50 tuổi) chứng tỏ bệnh phong thấp với những chỗ bị nhiễm độc ở chân răng, trong ruột. Những đường dọc này có tính di truyền, báo hiệu cả gia đình có thể bị phong thấp.

Móng tay của người đang thiếu chất

Những đốm trắng xuất hiện trên móng tay là minh chứng cho thấy bạn đang thiếu canxi. Ngoài ra, vì chất vôi có ảnh hưởng đến thần kinh hệ nên các đốm trắng báo hiệu cơ thể vừa thiếu chất vôi, vừa bị yếu thần kinh.

Nếu vết trắng lan rộng thì nên lưu ý đến phổi. Ngoài ra, nếu móng tay nổi hạt gạo trắng cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu Vitamin A, D, B và cần bổ sung cho cwow thể ngay.

Luận giải sức khỏe qua màu sắc móng tay

  • Móng tay có màu sắc xanh: nếu là móng tay ở nữ giới thì cho thấy kinh nguyệt không đều. Nếu là móng tay nam giới thì bộ tuần hoàn yếu
  • Móng tay xanh và cạnh móng có quầng đỏ sẫm: có chất độc tụ trong người mà gan không thải nổi.
  • Móng ngắn, hẹp, có màu xanh xám và uốn cong: người có sự rồi loạn về các hạch tuyến trong cơ thể.
  • Móng tay màu tím nhạt: chủ nhân suy nhược, dễ bị sung huyết.
  • Móng tay nhạt màu: biểu hiện của thiếu máu.

Luận giải sức khỏe qua hình lưỡi liềm trên bàn tay

  • Móng tay có hình lưỡi liềm nổi lên ở các móng: dấu hiệu huyết áp cao.
  • Móng tay có hình lưỡi liềm ở gốc các móng là dấu hiệu cơ thể đang độ sung sức. Điều này càng đúng khi móng có sắc hồng và ngón cái có dấu lưỡi liềm.
  • Người ngón cái mà không có hình lưỡi liềm thì cho biết cơ thể đang suy nhược trầm trọng.

Tuy nhiên, hiếm có người nào trên các móng đều đồng loạt xuất hiện hình lưỡi liềm ở gốc móng. Ngón cái là ngón thường xuyên xuất hiện hình lưỡi liềm ở gốc móng nhất.

Một số những luận giải khác về móng tay

  • Móng dày, cứng, cộm lên: chủ nhân có sức khỏe tốt
  • Móng dài, rộng: chủ nhân dễ bị bệnh phổi, cơ thể yếu
  • Móng tay phẳng: nếu ở phụ nẽ thì đây là biệu hiện của sự tổn thương hay buồng trứng yếu/
  • Móng tay có những lằn ngang nổi cục rõ: chủ nhân dễ mắc bệnh tê bại.
  • Móng tay quá mềm: dễ mắc bệnh đái đường
  • Móng khum như miếng ngói: chủ nhân cần đề phòng mắc bệnh về động mạch.
  • Móng thật ngắn: sống thọ
  • Móng dài bầu dục: người có tạng yếu, thiếu máu, có bệnh phổi. Nếu có thêm sắc xanh là thiếu máu nặng.

Lưu ý: Những đặc điểm trên mang tính chất tham khảo, cho biết cơ thể bạn đang có bệnh. Dù không có các kiểu móng trên nhưng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì bạn cũng nên đi khám và có hướng điều trị đúng nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị vì dễ có những hệ quả nghiệm trọng khi bạn không hiểu về y lý.

Cuối cùng, Tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát cả những bộ phận khác trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.

Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:

Facebook: facebook.com/pagenhantuong

Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong

5/5 - (1 bình chọn)

Share.

Nhân tướng học với tôi là sự tham khảo, trải nghiệm, thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp đỡ mọi người có cuộc sống khang vượng.