Xem lòng bàn tay đoán bệnh – dấu hiệu bệnh tật trên bàn tay

2273
Chẩn đoán bệnh tật qua lòng bàn tay - Xem tay đoán bệnh

Thời xưa, xem lòng bàn tay để đoán biết tình trạng cơ thể, ốm hay khỏe, có bệnh tật gì không để có phương án chữa trị rất thường gặp. Thời hiện đại, với nền y khoa tiên tiến, xem tay đoán bệnh thường được sử dụng để khám lâm sàng.

Không thể có một trí não minh mẫn trong một cơ thể yếu đuối. Quan sát bàn tay là cách khá đơn giản nhưng tính chính xác tương đối trong việc xác định tình trạng cơ thể, từ đó có phương án để cải thiện.

Ghi chú: bạn cần đọc thật chậm để ghi nhớ vì có rất nhiều thông tin, tốt nhất nên ghi chép lại hoặc chọn lưu trữ từ trình duyệt để sau này có thể tham khảo lại.

Vì sao xem tay có thể đoán bệnh tật?

Trước hết xem tay đoán bệnh có cơ sở lý luận vững chắc trong Đông y, không phải là kiểu vô căn cứ như nhiều người lầm tưởng. Phương pháp này được những sách nổi tiếng như Hoàng Đế Nội Kinh phần Linh Khu, Bản Trang Thiên ghi chép.

Theo Đông y, bàn tay con người có sáu đường kinh lạc thông qua. Do đầu ngón tay là các điểm nút cuối cùng của cơ thể, cách xa tim, cho nên còn được gọi là nơi giao nhau của khí huyết kinh mạch âm dương cho toàn cơ thể. Ví dụ như: Huyệt thiếu thương nằm ở ngón tay cái là điểm cuối cùng của thân kinh phổi, có thể dùng để kiểm nghiệm tình trạng phổi. Huyệt Trung xung ở ngón giữa là điểm cuối của tâm bao kinh, có thể dùng để kiểm tra hệ thống tuần hoàn và hệ thống nội tiết…

Đồng thời, cả 2 bàn tay có tổng cộng 86 kinh huyệt, 224 kỳ huyệt, 12 kinh lạc (mỗi tay 6) thông thường. Những huyệt vị này liên quan trực tiếp tới các cơ quan trong cơ thể. Lòng bàn tay được nối với các bộ phận phía trước, mu bàn tay nối với các bộ phận phía sau cơ thể. Cho nên khi có các dấu hiệu bất thường xuất hiện thì có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề, có thể sinh bệnh.

(Hoàng Đế Nội Kinh – là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ. Tác phẩm bao gồm hai phần, mỗi phần bao gồm 81 chương hoặc chuyên luận theo dạng hỏi và đáp giữa Hoàng Đế và các vị đại thần của ông như Kỳ Bá, Lôi Công, Bá Cao, Du Phụ, Thiếu Sư, Quỷ Du Khu, Thiếu Du. Link đầy đủ xem ở Hoàng đế Nội kinh.

Theo giải phẫu hiện đại thì kết cấu bàn tay có liên quan mật thiết đến các bộ phận khác trên cơ thể. Kết cấu xương bàn tay khá phức tạp: Mu bàn tay gồm 27 mảnh, 8 xương mu, 5 xương bàn tay, 14 xương ngón tay. Chúng được nối với nhau qua các khớp rất linh hoạt giúp bàn tay co duỗi, cầm nắm…

Kết cấu cơ thịt gồm 3 nhóm: cơ ngoài mặt bên ngón tay cái lồi hẳn lên; nhóm thứ 2 là phần bên trong mặt bên ngón út; nhóm 3 là cơ tổ chức trung tâm, lòng bàn tay. Trong khi đó, bàn tay có tổ chức mạch máu khá mạnh mẽ với các động mạch và tĩnh mạch lớn (động – tĩnh mạch cổ tay, động – tĩnh mạch cẳng tay) phục vụ cho duy trì năng lượng cử động bàn tay.

Kết cấu lớp biểu bì (da) chia làm 2, phần ở mu bàn tay là da bình thường, và lớp biểu bì đặc biệt nằm trong lòng bàn tay, với tuyến mồ hôi dày đặc phân tán nhiệt lượng, với những đường vân được gọi là chỉ tay ở mặt trên, các đường gân chằng chịt bên dưới.

Xem bàn tay có thể nhìn ra bệnh tật

Cách chia bàn tay thành các phân khu để đoán định sức khỏe
Cách chia bàn tay thành các phân khu để đoán định sức khỏe

Trong thuật xem tướng tay, bàn tay chia thành rất nhiều phân khu, mỗi phân khu ứng với từng khu bệnh tật mang tính khảo cứu rất mạnh. Vui lòng xem ảnh để phân định:

  1. Đại diện cho Trán giúp phát hiện các bệnh viêm mũi, đau đầu, nhức đầu, khó chịu, mất ngủ.
  2. Đại diện cho Mắt giúp xác định bệnh như viêm kết mạc, viêm giác mạc, cận thị, lão hóa mắt…
  3. Đại diện cho Tim giúp xác định bệnh như đau tim, tim hồi hộp…
  4. Đại diện cho Tràng, thực quản xác định bệnh viêm thực quản, khối u thực quản, ung thư thực quản…
  5. Đại diện cho Hormon xác định điều tiết nội tiết tố, kích thích tố…
  6. Đại diện cho đầu, yết hầu giúp xác định đau đầu, chóng mặt, sưng họng…
  7. Đại điện tiểu não giúp xác định mất khả năng cân bằng, đau đầu, chóng mặt, suy nhược, trúng gió, ung thư não, cao huyết áp.
  8. Đại diện đại não giúp xác định cao huyết áp, trúng gió.
  9. Đại diện mũi xác định bệnh viêm mũi cấp tính cũng như các bệnh về mũi.
  10. Đại diện Tuyết giáp trạng xác định đình trệ tuyến giáp, tim hồi hộp, mất ngủ, béo phì.
  11. Đại diện Tủy sống xác định các bệnh về tủy, bệnh lý đau xương sườn.
  12. Đại diện Thận xác định chức năng thận suy yếu, viêm thận, sỏi thận, bệnh đường tiết niệu.
  13. Đại diện dạ dày xác định các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày cấp tính.
  14. Đại diện đại tràng xác định trướng bụng đầy hơi, tiêu hóa kém, viêm nhiễm.
  15. Đại diện Tụy xác định bệnh tiểu đường, viêm tuyến tụy.
  16. Đại diện bàng quang xác định các bệnh viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm niệu đạo… xác định các triệu chứng như đái dầm, đái rắt.
  17. Đại diện tiên cốt xác định cảm lạnh, cản trở sinh dục.
  18. Đại diện kết tràng hình S xác định bệnh viêm ruột mạn tính, ung thư trực tràng, táo bón.
  19. Đại diện trực tràng xác định bệnh trĩ, bệnh lòi rom.
  20. Đại diện Tai xác định các bệnh ù, điếc.
  21. Đại diện cơ lệch xác định đau bả vai, viêm khớp bả vai, tê tay, đau đốt sống cổ.
  22. Đại diện cánh tay xác định viêm bả vai, cánh tay vô lực, đau bả vai, tê tay.
  23. Đại diện Khoang miệng xác định viêm hoặc loét khoang miệng.
  24. Đại diện Thần kinh thái dương xác định mất ngủ, stress mệt mỏi, khó chịu.
  25. Đại diện Phổi, khí quản xác định viêm phổi, viêm khí quản, sưng phổi, u phổi, cảm.
  26. Đại diện Kết tràng xác định táo bón, thổ tả, đau bụng, viêm kết tràng.
  27. Đại diện Tim xác định đau cơ tim, tim đập nhanh.
  28. Đại diện Lá lách xác định thiếu máu, tiêu hóa kém, suy nhược cơ thể, phổi sưng to, ung thư.
  29. Đại diện Hoành kết tràng xác định táo bón, tiêu chảy, ung thư ruột.
  30. Đại diện Tiểu tràng xác định trướng khí tràng vị, tiêu chảy, viêm ruột cấp tính.
  31. Cơ quan sinh dục xác định giảm sút tính dục, vô sinh, kinh nguyệt không đều, bệnh tổng hợp.

Xem màu sắc lòng bàn tay xác định bệnh tật

Để xác định xem cơ thể mình có gặp vấn đề gì hay không, hãy rửa tay sạch sẽ, đợi khô, xòe bàn tay tự nhiên, giữ bàn tay ngửa để quan sát. Chú ý cần quan sát trong điều kiện đầy đủ ánh sáng tự nhiên.

Trong điều kiện bình thường, khi quan sát, cần loại trừ các yếu tố tác động bao gồm: thời tiết ví dụ như trời lạnh thì tay sẽ dễ xỉn màu, trời nóng tay dễ hồng đỏ hơn bình thường…; khu vực như người ở miền Nam tay sẽ thường đỏ hồng hơn miền Bắc; tình cảm cảm xúc ví dụ như đang hồi hộp lo lắng sắc tố da sẽ thay đổi; thói quen sống ví dụ như da tay người thường sử dụng máy tính, làm việc văn phòng trong môi trường điều hòa sẽ thường có màu nhạt hơn so với thông thường; đặc trưng tuổi tác như người trẻ tay sẽ hồng hào hơn người già…

Sắc tay bình thường sẽ là màu đỏ nhạt hoặc màu phấn hồng khi nhìn tổng thể, đương nhiên sẽ có pha lẫn vùng vàng (hướng sang trắng). Tay kiểu dạng như vậy phần lớn sẽ là người lãng mạn, sống thuận hòa, ứng đối thế sự linh hoạt. Còn nếu như ở các tình trạng dưới đây, có thể là cơ thể đang có bệnh tật.

Tay mang sắc đỏ chủ đạo thay vì cân bằng giữa trắng vàng và hồng phấn hoặc đỏ nhạt

Nếu là màu hồng nhạt chiếm chủ đạo thì phổi không khỏe

Nếu là màu hồng đậm thì bên trong cơ thể có phần viêm nhiễm tương đối nghiêm trọng.

Nếu màu đỏ tươi thì đang có xuất huyết nội (chảy máu trong).

Nếu màu đỏ thẫm thì tim có vấn đề. Trong trường hợp từ đỏ vừa phải sang đỏ thẫm thì có nguy hiểm tới tính mạng cần đi bệnh viên ngay.

Nếu màu đỏ nâu thì bệnh nặng đang trong giai đoạn đầu.

Nếu mà hồng trà thì đang có triệu chứng huyết áp cao, hoặc có vấn đề nguy hiểm với não bộ.

Tay mang sắc vàng chủ đạo thay vì màu tự nhiên

Nếu là màu vàng đất thì trong người có khả năng có khối u

Nếu màu vàng giữa các khe ngón tay dễ nhìn thấy thì nghĩa là lượng mỡ trung tính và nồng độ cholesterol tăng cao

Nếu cả bàn tay màu vàng thì tất cả những cơ quan đối ứng tồn tại bệnh mạn tính (dựa trên đồ hình bên trên để xác định).

Tay mang sắc trắng làm chủ đạo

Nếu bàn tay có sắc trắng thì cơ thể có bệnh viêm mạn tính tiềm ẩn bên trong

Nếu cả bàn tay là màu trắng thì có nghĩa là cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, có thể bị thiếu máu, bị tăng hoặc hạ huyết áp, đau nhức.

Tay mang sắc xanh làm chủ đạo hoặc xuất hiện màu xanh

Nếu có màu xanh có nghĩa là bị suy thận hoặc thiếu máu.

Nếu màu xanh lục thì tuần hoàn huyết dịch kém, tim có vấn đề.

Nếu màu xanh ghi có nghĩa là dùng thuốc quá liều.

Tay mang sắc đen hoặc các màu sậm nghiêng về sắc đen

Nếu tay xuất hiện sắc đen thận bị bệnh hoặc chức năng gan mất cân bằng.

Nếu tay xuất hiện màu xanh đen thì bị bệnh thiếu máu hoặc tràng vị có bệnh.

Nếu tay xuất hiện đen nhánh thì tràng vị rối loạn.

Nếu tay xuất hiện màu tro thì cơ thể bị thiếu oxy, thiếu máu hoặc mao mạch huyết quản bị vỡ hay xuất huyết dưới da.

Xác định tình trạng sức khỏe thông qua tình trạng bàn tay

Tình trạng bàn tay bao gồm độ cứng mềm, độ dày mỏng. Những người có tình cảm chân thành, sức khỏe tốt thường có độ cứng mềm, đàn hồi tốt, độ dày mỏng tương ứng.

Để nhận diện bàn tay cứng mềm, khả năng đàn hồi chúng ta cần trực tiếp tiếp xúc với tay người cần xem, nắn nhẹ để cảm nhận. Độ dày mỏng phụ thuộc vào cách quan sát bàn tay cùng với hình thể chung. Thường người béo sẽ có bàn tay dày và ngược lại người gầy yếu sẽ có bàn tay mỏng.

Các tình trạng bàn tay thường dễ nhận biết như sau:

  • Cơ thịt trên bàn tay mềm nhưng bàn tay khá mỏng thường là người tinh lực kém, ham muốn tình dục khá mạnh.
  • Bàn tay ít thịt, gầy mà cứng, thường là người tiêu hóa kém, đam mê cuồng nhiệt, dễ mắc chứng stress.
  • Bàn tay đầy sưng phù nhưng ngón tay lại mềm thường sẽ có vấn đề về tim mạch.
  • Bàn tay có phần cơ thịt bên mép ngoài sát ngón út có biểu hiện bị lõm xuống, da dẻ lại ngả màu xám xịt, thường là người thể lực yếu, có bệnh tả mạn tính hoặc bệnh lỵ mãn tính.
  • Bàn tay có những vết lõm xuống, không phải do phẫu thuật hoặc bị thương gây ra thường cảnh báo tình trạng khô héo phủ tạng (hiểu đơn giản là suy yếu các chức năng bên trong cơ thể).

Xem tình trạng bệnh tật thông qua độ ấm nóng bàn tay

Bàn tay thường chia làm 2 thái cực là ấm và mát, thay đổi phụ thuộc vào khí hậu thời tiết như đông ấm, hè mát. Tuy nhiên khi có các biểu hiện bất thường sẽ cảnh báo cơ thể gặp vấn đề.

Lòng bàn tay phát nhiệt, nóng, biểu thị gan thận suy yếu, huyết hư. Nếu mu bàn tay mà tỏa nhiệt thì dương thịnh cần cân bằng lại.

Nếu bàn tay có nhiệt độ cao hơn so thông thường (so với người khác), thường tuyến giáp có vấn đề, xuất hiện các bệnh lý như: chứng hưng phấn, cao huyết áp, tiểu đường, viêm khớp phong thấp, tiêu hóa kém.

Nếu bàn tay mát hơn so với thông thường (so với người khác) thì hệ tuần hoàn có vấn đề thường sẽ là viêm động mạch chủ, tắc động mạch, tim đập không đều. Trong trường hợp ngón út mát hơn thường chức năng tim suy giảm, tuần hoàn kém.

Nếu bàn tay thường đổ mồ hôi, nóng nghĩa là huyết hư; lòng bàn tay đổ mồ hôi là khí hư; một tay đổ mồ hôi một tay không là khí huyết không thông, tuần hoàn trục trặc/

Nếu bàn tay mà nhờn, nghĩa là cơ thể mất cân bằng, có khả năng suy nhược thần kinh, lo lắng quá độ, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Kết luận:

Nói chung, xem tướng tay bao gồm nhiều kiến thức, không chỉ xét đoán vận mệnh mà còn có khả năng xem xét trạng thái sức khỏe cơ thể đang khỏe hay yếu, có bệnh tật gì trong người không. Để có bàn tay đẹp, dự báo cuộc sống hạnh phúc, chúng ta cần cơ thể luôn khỏe mạnh. Vì thế khi thấy các biểu hiện bất thường được dự báo trên bàn tay, chúng ta cần lưu tâm, tốt nhất là tới gặp bác sĩ thăm khám thay vì tự ý chữa trị.

Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua:

Lưu ý: tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát cả những bộ phận khác trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.

Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:

Facebook: facebook.com/pagenhantuong

Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong

5/5 - (2 bình chọn)