Nội dung chính:
Theo nhân tướng học, chỉ cần nhìn hình dáng, kích thước, màu sắc của miệng là có thể đoán được tính cách, sức khỏe, vận mệnh của một người nào đó.
Về cơ bản thì cách nhận diện nam giới và nữ giới tướng miệng xấu – đẹp khá tương đồng. Hiện nay có 3 phương pháp chủ yếu để phân định tướng miệng sang giàu hay nghèo hèn, cụ thể: Tam đình, Tứ đậu, Ngũ quan…
Luận giải tướng miệng theo Tam đình, thế nào là miệng đẹp, xấu?
Tam đình theo quan niệm siêu hình, thể hiện vận mệnh sẽ tượng trưng cho tam tài (3 thể trọng yếu nhất cho mọi thứ) bao gồm: Thiên (trời), Địa (đất), Nhân (con người). Tam đình theo quan niệm về khả năng sẽ đại diện cho trí lực (thượng đình), khí lực (trung đình), hoạt lực (hạ đình). Tam đình theo khái niệm về thời gian sẽ là thượng đình (tiền vận), trung đình (trung vận), hạ đình (hậu vận). Để hiểu rõ hơn về cách đánh giá từng phần trong Tam Đình, bạn có thể tìm hiểu tại bài Tam đình là gì.
Miệng nằm ở khu vực Hạ Đình – là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Ngoài miệng thì Hạ Đình còn có 1 số bộ phận khác như: nhân trung, cằm, pháp lệnh.
Hạ Đình đại diện cho Địa – đất, cho nên cần vuông vắn, cân xứng, đầy đặn. Hạ đình đắc cách với nam là miệng vuông, rộng với nam và tròn, kín như trái anh đào đối với nữ. Người có khóe miệng nhìn thấy rõ, hướng lên trên (trung trực, trung đức, sống hướng thượng, nói 1 câu người khác tin ngay, là người có biến, có tài điều khiển người khác), răng bằng, trắng, môi cân xứng, tươi nhuận, nhân trung rõ ràng, sâu rộng là tướng đẹp. Theo quan niệm Á Đông, miệng đẹp nói riêng và Hạ đình đẹp nói chung thì may mắn, phúc lộc dày khi về già, hậu vận sung túc, hạnh phúc.
Ngược lại, miệng không đẹp, môi không khép kín, không đều, nhân trung mờ nhạt không nhìn thấy rõ là tướng xấu, điền trạch (gia sản, đất đai) khiếm khuyết, tùy theo các điềm báo mà cuộc sống mệt mỏi, cô độc nghèo khó hoặc gặp các tai họa.
Lời nói là thần của miệng, miệng đẹp nhưng hay nói bậy cũng không được, người hay nói bậy là bị phá (vì tâm hồn sùng sục, không thể đạt tới cao sang được).
Nếu miệng chuột chù là người rất tham vọng, bằng mọi giá, bất chấp để đạt được mục đích. Kết hợp thêm mắt ác thì rất nguy hiểm, nên tránh xa, đừng bao giờ cộng tác.
Nếu lệch mồm, răng đen, môi thâm, miệng rủ xuống như thuyền úp, ăn nói lỗ mãng là người vừa cô đơn, vừa nghèo, hay bị người đời khinh bỉ, bị mang tiếng, bị tranh chấp cãi vã. Răng mà hô là người hồ đồ, ăn nói buông tuồng, hay vị tranh chấp cãi vã.
Hạ Đình là biểu hiện kết quả của Thượng Đình và Trung Đình. Xem xét Hạ Đình sẽ giúp chúng ta đánh giá được kết quả của vận dụng trí tuệ cùng nỗ lực bản thân. Cũng cần lưu ý thêm khi xem xét Hạ Đình cần đánh giá tổng thể tất cả các yếu tố, không nên đánh giá chỉ miệng, pháp lệnh (2 đường hằn vòng quanh miệng), nhân trung hoặc chỉ cằm.
Luận giải tướng miệng theo Tứ Đậu, thế nào là miệng đẹp, xấu?
Tứ đậu – 4 dòng chảy trên gương mặt trong thuật xem tướng mặt thiên hướng nhiều về sự rõ ràng, nông sâu để đánh giá vận mệnh tốt xấu, dự đoán cát hung.
“Đậu” làm 1 từ ngữ Trung Hoa chỉ mương nước, nơi có nước chảy. Tứ đậu là 4 dòng nước chảy bao gồm: Giang, Hà, Hoài, Tế. Cả 4 chữ trong ngôn ngữ Trung Hoa đều có nghĩa chung là dòng sông, theo đó:
- Mũi là Tế đậu
- Mắt là Hoài đậu
- Miệng là Hà đậu
- Tai là Giang đậu.
Sách xưa giải thích lối hình dung này như sau: Nước lúc nào cũng chảy về biển, bộ óc được ví như biển. Bộ óc là nơi tập trung các tiếp thu của tai, mắt, mũi, miệng như biển gồm nước của 4 dòng sông, cho nên bộ óc được ví là não hải, 4 giác quan còn lại được gọi là Tứ đậu.
Điều kiện Tứ đậu tốt: Nước muốn lưu thông dễ dàng thì sông phải sâu, mặt sông phải rộng. Do đó tướng học đòi hỏi Tứ đậu cần phải có những điều kiện: Tai (Giang đậu) cần sâu, rộng, lỗ tai to; Mắt (Hoài đậu) cần phải sâu, dài; Mũi (Tế đậu) cần có sống mũi thẳng, lỗ mũi kín đáo. Miệng (Hà đậu) cần vuông vức, lớn rộng; viền môi khóe miệng (lăng giác) rõ ràng, hướng lên trên (về phía não). Hội tụ đủ các yếu tố này thì cuộc sống phúc thọ đủ đầy.
Tướng miệng vuông vắn, to rộng, có góc cạnh, báo hiệu là người trường thọ mà cao quý. Hình dáng miệng giống như chiếc cung là tướng cách của người phú quý. Miệng rộng, dày, báo hiệu là người giàu có, phúc đức. Miệng thẳng mà không lệch, dày mà không mỏng là tướng của người không sợ thiếu thốn về mặt cơm áo gạo tiền. Miệng vuông hình chữ “tứ”, báo hiệu là người giàu có.
Miệng to có thể nhét vừa nắm tay là tướng cách của người làm quan tướng. Miệng mềm mại, đầy đặn là người giàu tài lộc.
Miệng được đánh giá là xấu khi môi quá mỏng, khuôn miệng quá hẹp, khóe miệng trễ hẳn xuống bên dưới… Cuộc sống của người có miệng như vậy thường hư ảo, khó mà thuận lợi.
Tướng miệng nhọn lại cong, lệch lại mỏng là tướng của kẻ hàn tiện. Miệng không nói mà tự mở, lại có hình dáng giống như miệng con ngựa là dấu hiệu của người nghèo khổ đói khát. Miệng nhọn như miệng chuột là tướng hay đố kỵ, gièm pha, phỉ báng người khác. Miệng chúm lại giống như tư thế đang thổi lửa là tướng của kẻ cô độc.
Miệng giống như miệng chó thường là mệnh bần cùng, hạ tiện. Miệng có nếp nhăn dọc thì có số ăn không được no. Miệng nhọn giống chiếc móc câu, báo hiệu là người bần cùng.
Tìm hiểu thêm về Tứ Đậu Tại đây.
Luận giải tướng miệng theo Ngũ quan, thế nào là miệng đẹp, xấu?
Trong nhân tướng học, Ngũ quan là xét đoán 5 bộ phận trọng yếu trên gương mặt để đánh giá về tướng chất quý, phú hay bần tiện. 5 bộ phận này bao gồm:
- Bảo thọ quan là 2 hàng lông mày
- Giám sát quan là cặp mắt
- Thám thính quan là 2 tai
- Thẩm biện quan là mũi
- Xuất nạp quan là miệng
Cổ tướng kinh Trung Quốc có câu: “Ngũ quan cần cần phải minh lượng và đoan chính”. Minh lượng bao gồm: thanh khiết, sáng sủa, trang nhã, có thành khí; Đoan chính nghĩa là: Ngay thẳng, cân xứng, hình thể rõ ràng.
Theo đó người có ngũ quan đẹp cần hội tụ các đặc điểm như:
- Mũi: Cao, dài, không lộ xương mũi, khí sắc thanh nhã, chuẩn đầu (chóp mũi) tròn đầy, cánh mũi mở rộng.
- Tai: To, luân quách rõ ràng, áp sát vào đầu, trắng hơn mặt.
- Mắt: Sâu, dài, có thần quang, lòng trắng – đen phân minh, đuôi mắt hướng lên.
- Mày: Dài đến khóe mắt, khí thế tươi, không quá dày, không mọc ngược, xoăn…
- Miệng: Rộng, vuông, răng trắng
Miệng trong Ngũ quan được đánh giá là đẹp nếu là nam cần rộng – nữ cần thanh vừa, môi tươi nhuận, hồng hào, viền môi khóe môi rõ ràng, khóe miệng hướng lên trên, răng trắng đều, lưỡi không vừa phải hoặc lưỡi dài (người lưỡi dài có thể chạm đầu mũi được đánh giá là người sang, ăn nói linh hoạt, cả đời no đủ). Tướng môi phụ nữ, tướng môi đàn ông hội tục các đặc điểm trên thường được gọi là “Xuất nạp quan thành tựu”, gặp nhiều phú quý, công danh.
Miệng bị đánh giá là xấu khi ngược với tướng đẹp hoặc môi thổi lửa (chúm, nhỏ môi mỏng) dễ gặp cảnh bần hàn, cô độc, gặp họa; lộ răng khi miệng ngậm (với đàn bà là tướng khắc chồng) – trọng tự do tự tại không quan tâm ước thúc; Miệng có thế thuyền úp, khóe miệng kéo sâu xuống bên dưới – tham lam chỉ biết mình, tiêu cực; miệng sùi bọt mép, chảy dãi khi nói – người hay làm bừa, nói bừa, bất chấp miễn đạt được mục đích.
Tìm hiểu thêm về Ngũ Quan Tại đây.
Tam Đình, Tứ đậu, Ngũ quan là 3 trong số các phương pháp xét đoán tướng miệng của một người là tốt hay xấu. Mặc dù mỗi phương pháp có khác nhau như Tứ đậu thiên về nông sâu, Tam đình thiên về cân xứng, đầy đặn, Ngũ quan thiên về đoan chính ngay thẳng nhưng khi xem tướng miệng cần phải tổng hợp chúng lại để đánh giá, không nên tách rời để có được kết quả tốt nhất khi phỏng đoán vận mệnh một người.
Với những cách đánh giá trên, người ta chia tướng miệng thành một số tướng miệng đặc trưng, bạn có thể tìm hiểu ngay:
Lưu ý: Tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát cả những bộ phận khác trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.
Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:
Facebook: facebook.com/pagenhantuong
Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong